Tin tức

Dự báo: Năm 2022 giá Bất Động Sản tiếp tục tăng cao, nếu có ý định, nên xuống tiền mua sớm

Theo các chuyên gia, năm sau nguồn cung bất động sản vẫn còn hạn chế, trong khi đó, dòng tiền đổ vào nhà đất sẽ rất lớn nên dự báo giá sẽ tiếp tục tăng cao.

Dự báo này được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo về giải pháp phục hồi thị trường bất động sản mới đây.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: “Sang năm 2022, xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao vì nguồn cung yếu do thủ tục đầu tư vẫn chưa được tháo gỡ triệt để và lực cầu đang được duy trì, thậm chí có thể mạnh hơn”.

Ông Nguyễn Đức Lập - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản (BĐS) đánh giá, thị trường BĐS những năm gần đây có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh ở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kéo theo sự thay đổi về quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị. Đây cũng là lý do quan trọng làm cho thị trường BĐS khắp Việt Nam tạo nên những cơn sốt trước đó.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác làm lực đỡ cho thị trường BĐS trong thời gian qua. Cụ thể là lãi suất cho vay trên thị trường còn thấp. Dòng tiền trong xã hội không được đưa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dịch chuyển vào các kênh đầu tư, trong đó có BĐS. Xu hướng này vẫn còn khả năng tiếp diễn cho đến cuối năm 2022.

“Sự bùng nổ đầu tư công và đầu tư hạ tầng giao thông trên khắp cả nước đã làm gia tăng giá trị BĐS ở nhiều nơi. Đây là lý do cơ bản giúp thị trường nhiều nơi ít có biến động về giá giao dịch mua bán hoặc mức giá suy giảm không nhiều khi vừa trải qua những đợt sốt nóng. Giá vẫn neo ở mức cao, mặc dù không có giao dịch. Hiện tại, nhiều địa phương đang điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch tổng thể đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Xu hướng đô thị hóa, quy hoạch mở rộng theo chiều ngang vẫn còn đẩy mạnh trong giai đoạn tới” - ông Lập phân tích.

Số liệu của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, đến thời điểm hiện tại, nguồn cung mới ra thị trường chỉ bằng một nửa so với năm ngoái.

Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Đính, ngoài yếu tố Covid-19 gần đây, nguồn gốc sâu xa đến từ việc các chính sách, pháp luật của thị trường bất động sản chưa được tháo gỡ triệt để.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest cũng chia sẻ, ách tắc lớn nhất trên thị trường hiện nay là khung pháp lý. Ví dụ như để được phê duyệt chủ trương đầu tư nhà ở thương mại, doanh nghiệp phải qua được quy định có 100% đất hoặc dính đất ở – vốn được xem là “barie lớn nhất” cho các đơn vị trong ngành.

Theo ông, hiện khoảng 400 dự án trên cả nước bị vướng bởi quy định này do chỉ khoảng 5% doanh nghiệp có thể đảm bảo 100% đất ở, còn lại đa phần họ sở hữu các loại đất khác hoặc đất hỗn hợp.

Trong khi nguồn cung hạn chế, cầu thị trường lại rất mạnh. Ông Đính cho biết, trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện lực cầu F0, những người mới tham gia vào thị trường. Theo ông, đã có sự mất cân đối cung – cầu, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM.

Còn ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc của Batdongsan.com.vn, chỉ ra thị trường BĐS Việt Nam có lượng giao dịch và tốc độ phát triển rất mạnh, đặc biệt từ giai đoạn hiện tại. Với những sự bùng nổ của thị trường BĐS, tiềm năng của thị trường Việt Nam được tổ chức quốc tế và các đơn vị đầu tư trên thế giới rất quan tâm.

Bên cạnh đó, ông Quốc Anh cũng cho rằng, Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm 2021, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng được đánh giá là có tác động trực tiếp tới thị trường BĐS, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của BĐS trong các năm tới.

Ngoài ra, một số chính sách khác như việc nới lỏng tín dụng cho BĐS, đẩy nhanh thủ tục pháp lý của các dự án. Một yếu tố quan trọng nữa đó là sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế vĩ mô cần duy trì tốc độ như hiện tại hoặc cao hơn. Đó là những yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững trong tương lai.

Giá nhà đất dự báo sẽ tăng mạnh vào năm sau. Ảnh minh họa

Giá nhà đất dự báo sẽ tăng mạnh vào năm sau. Ảnh minh họa
 

Ông Nghĩa nhấn mạnh, thực trạng này dẫn đến hiện tượng lãng phí đất đai nghiêm trọng, làm đình trệ cả tài chính và thị trường rơi vào rủi ro. Bởi có những tập đoàn lớn nhưng âm dòng tiền nhiều năm nay lại không hề lo lắng vì mục đích của họ là đầu cơ dự án. Một trong những lý do dẫn đến hiện tượng này là thể chế, pháp lý không minh bạch, rõ ràng.

“Hậu quả là ‘tiếng kêu’ về giá bất động sản trong nhiều năm trở lại đây rất nhiều. Nhiều người trẻ nghĩ 1,5 tỷ đồng có thể mua được một căn chung cư ngoài vành đai, cách xa trung tâm, nhưng giá thực tế có thể đã lên đến 2,5 tỷ đồng”, ông nói.

Vì vậy, ông Nghĩa đề xuất các đơn vị liên quan như Bộ Xây dựng… có thể thành bộ phận rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong thành phố để thu hồi hoặc đánh thuế thật mạnh.

“Giá bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao, nhất là thành phố lớn. Riêng TP HCM, giá bất động sản hiện tăng gấp 2 lần và không có dấu hiệu giảm”, ông nói.

Ngoài vấn đề giá tăng do chênh lệch cung cầu, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia còn chỉ ra một nguyên nhân khác – là hiện tượng có rất nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án.

Ông nói rằng, có nhiều quan điểm nhìn nhận đây là thời điểm tốt để mua gom bất động sản dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mang tiếng “ôm đất” để phát triển dự án nhưng chỉ làm cho có lệ, trong khi những đơn vị khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng.

Bình luận về thông tin này, anh Phạm Anh Tuấn, một nhà phân tích dữ liệu bất động sản cho rằng, trong năm 2022, dòng tiền đổ vào nhà đất chắc chắn lớn hơn vì đây vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Theo anh Tuấn, nguồn cung bất động sản khó tăng thêm vì quỹ đất thì có hạn, giá vật liệu xây dựng thì đang tăng mạnh. Theo đó, giá nhà đất sẽ tăng cao là điều tất yếu. Vì vậy, nếu ai đang có ý định hoặc nhu cầu mua bất động sản, nên cân nhắc “xuống tiền” mua sớm.
Tham khảo dự án tiêu biểu tại địa chỉ: khudancuanvien.vn

 

Tin liên quan

CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN ANH

Tên viết tắt : TRẦN ANH GROUP